Thiết kế hình học Đúc khuôn

Có một số tính chất hình học cần được xem xét khi tạo mô hình tham số khuôn đúc:

  • Góc trống trong khuôn là độ dốc hoặc độ côn của lõi hoặc các chi tiết khác của lòng khuôn để có thể dễ dàng đẩy vật đúc ra khỏi khuôn. Tất cả các bề mặt đúc khuôn song song với hướng mở của khuôn cần phải có góc trống để đẩy vật đúc ra khỏi khuôn một cách thích hợp.[13] Các khuôn đúc có góc trống phù hợp sẽ dễ dàng tháo sản phẩm ra khỏi khuôn và khiến bề mặt chất lượng tốt và chính xác hơn.
  • Góc lượn là chỗ nối cong của hai bề mặt để tránh một góc nhọn hoặc cạnh sắc. Hoặc đơn giản là có thể thêm góc lượn vào khuôn để loại bỏ các góc cạnh không mong muốn.[14]
  • Đường phân khuôn là đường giao của hai mặt khác nhau trong một khuôn. Đường phân khuôn xác định ra nửa khuôn tĩnh và nửa khuôn động.[15]
  • Vấu lồi được thêm vào khuôn đúc để làm điểm chốt chi tiết cần lắp vào. Để có khuôn có tính nhất nhất quán và độ bền tối đa, các vấu lồi phải có thành dày đồng đều phổ biến.[16]
  • Gờ gân thêm vào khuôn đúc để có thể giúp cho thiết kế lên yêu cầu độ bền tối đa mà không làm tăng độ dày thành.[17]
  • Lỗ và cửa khuôn cần được xem xét đặc biệt vì đường bao của những hình dạng này sẽ bám vào sản phẩm đúc khi đông cứng. Để khắc phục nên bổ sung góc trống vào các lỗ và cửa.[18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đúc khuôn http://www.amafond.com/in/news.php?id_news=123 http://www.ducluyenkim.com http://www.efunda.com/processes/metal_processing/d... http://www.gwp-ag.com/media/www.gwp-ag.com/org/med... http://www.osti.gov/bridge/servlets/purl/822409-gP... http://www.diecasting.org/faq/alloy_prop.htm http://www.fastener-world.com.tw/en/article_detail... https://www.foundrymag.com/melt-pour/article/21152... https://books.google.com/?id=Nz2wXvmkAF0C https://books.google.com/books?id=0wFMfJg57YMC